NNHN 2017, tập 40: Ba nguyên nhân khiến cây lúa dễ đổ ngã
Thứ Sáu, 18/08/2017
Ngoài sâu bệnh, dịch hại thì đổ ngã cũng là lý do gây lép hạt lúa nhiều nhất. Có nhiều nguyên nhân khiến cây lúa dễ đổ ngã. Thứ nhất là do tác động của các yếu tố ngoại cảnh như mưa bão, gió to, đất lung trũng, ngập nước. Mặt khác, những giống lúa cao cây cũng thường bị đổ ngã trong vụ hè thu làm tăng tỷ lệ hạt lép. Nguyên nhân khác còn do nông dân áp dụng các yếu tố kỹ thuật không phù hợp như: gieo sạ với mật độ quá dày; bón phân mất cân đối giữa đạm, lân và kali. Trong đó thường gặp nhất là do bà con bón quá nhiều phân đạm ở giai đoạn cuối làm cho cây lúa phát triển lá quá mức mà thân cây lúa bị yếu nên rất dễ dẫn đến đổ ngã.
Bông lúa trổ mà bị ngâm trong nước thì sẽ hư hoặc không thụ phấn được (do bông lúa nằm đè lên nhau). Hậu quả cuối cùng là hạt lúa bị lép, năng suất và chất lượng giảm.
BBT Website ADC
Tin cùng chuyên mục
Bí quyết giúp hạn chế cỏ dại đầu vụ
NNHN 2017, Tập 151: Bí quyết giúp hạn chế cỏ dại đầu vụ Thứ Năm, 23/11/2017 Biện pháp làm đất kỹ vẫn là giải pháp đầu tiên hạn chế cỏ dại ngay từ đầu vụ ở bất kỳ mùa vụ nào. Những ruộng có cày ải, phơi đất cho thấy cây mạ phát triển tốt; hạt cỏ được chôn vùi xuống lớp...
Nhận diện các nhóm cỏ gây hại cho lúa
NNHN 2017, Tập 162: Nhận diện các nhóm cỏ gây hại cho lúa Thứ Năm, 23/11/2017 Có 3 nhóm cỏ chính gây hại cho lúa. Nhóm 1 là cỏ lá hẹp, tương ứng như tên gọi, nhóm cỏ này có lá hẹp dài, gân lá song song, thân tròn, thường rỗng, lá thường đứng và mọc thành hai hàng dọc...
NNHN 2018, Tập 02: Ruộng lúa, bờ hoa – ruộng đẹp lúa khỏe, tiết kiệm chi phí
NNHN 2018, Tập 02: Ruộng lúa, bờ hoa – ruộng đẹp lúa khỏe, tiết kiệm chi phí Thứ Sáu, 09/03/2018 Trồng hoa trên bờ ruộng không những giúp ruộng lúa thêm đẹp mà quan trọng hơn là để bảo vệ được thiên địch, đặc biệt trong giai đoạn lúa nhỏ, sức đề kháng còn yếu. Thiên...