Tin tức & Sự kiện

Cuộc chiến phòng – trị cỏ dại: Những bí kíp bỏ túi

Ngày 30 tháng 03 năm 2018

Để phòng – trị hiệu quả cỏ dại trong mỗi vụ mùa, nhà nông cần kết hợp thực hiện tổng hòa nhiều biện pháp bởi loài sinh vật này không chỉ sinh trưởng cực kỳ mạnh mẽ mà còn rất đa dạng chủng loại, khi có cơ hội chúng sẵn sàng “vùng lên” để tranh đoạt các điều kiện sinh trưởng với lúa…

Với nhà nông, cỏ dại luôn là đối tượng gây nhiều ám ảnh và ảnh hưởng nặng nề đến mùa vụ. Việc phòng – trị loài sinh vật này được ví như một cuộc chiến đối với nhà nông. Để phòng – trị hiệu quả cỏ dại trong mỗi vụ mùa, nhà nông cần kết hợp thực hiện tổng hòa nhiều biện pháp bởi loài sinh vật này không chỉ sinh trưởng cực kỳ mạnh mẽ mà còn rất đa dạng chủng loại, khi có cơ hội chúng sẵn sàng “vùng lên” để tranh đoạt các điều kiện sinh trưởng với lúa.

  1. Làm đất để hạn chế cỏ dại

Biện pháp làm đất kỹ vẫn là giải pháp đầu tiên hạn chế cỏ dại ngay từ đầu vụ ở bất kỳ mùa vụ nào. Những ruộng có cày ải, phơi đất cho thấy cây mạ lúc đầu phát triển tốt, nhẹ công chăm sóc, phân bón và phòng trừ cỏ dại được tốt hơn. Hạt cỏ được chôn vùi xuống lớp đất bên dưới nên nảy mầm và phát triển chậm hơn cây mạ. Bà con nông dân nên cày xới, phơi đất ít nhất 3 tuần nhằm đảm bảo hiệu quả trong sản xuất lúa.

  1. Chọn đúng sản phẩm thuốc diệt cỏ hiệu quả

Đa số diện tích canh tác lúa vùng ĐBSCL hiện đang được nông dân khai thác 3 vụ lúa/năm nên không có thời gian cho đất nghỉ ngơi. Sau mỗi vụ, họ tiến hành đốt đồng sạ chay hoặc dọn đất sơ sài. Do đó, hạt cỏ dại, lúa rày, lúa cỏ có điều kiện mọc nhanh hơn, cạnh tranh mạnh với cây mạ ngay từ đầu. Theo đó, để diệt trừ loài sinh vật này, nhà nông cần có sự hỗ trợ của các loại thuốc diệt cỏ.

Khi chọn lựa các sản phẩm diệt cỏ, bà con nông dân nên sử dụng những loại thuốc có thương hiệu, uy tín để đảm bảo phòng – trị được cỏ dại triệt để mà lại không gây hại cho lúa, cho cây trồng.

Kinh nghiệm của hàng chục ngàn nông dân tham gia Cánh đồng Mơ ước cho thấy bộ sản phẩm Dietmam 360EC & Cantanil 550EC đã giúp họ “chiến thắng” cỏ dại trong suốt nhiều mùa vụ qua.

Dietmam 360EC  – thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm – thường được sử dụng từ 0 – 3 ngày sau sạ. Thuốc giúp diệt trừ triệt để các loại cỏ: Đuôi phụng, Lồng vực (gạo), Chác lác và Lúa cỏ cho lúa gieo thẳng (sạ); an toàn cho lúa, lá xanh, mầm khỏe. Ưu điểm vượt trội của Dietmam 360EC là không gây chết vũng, theo đó bà con nông dân đỡ phải còng xương để dặm lúa; cũng không lo sót cỏ gạo, sạch lúa cỏ, lúa nền (lúa rài), không sợ mưa ngay sau phun. Dietmam 360EC còn giúp nông dân sử dụng phân bón tiết kiệm và hiệu quả.

Cantanil 550EC – thuốc diệt cỏ hậu nảy mầm sớm – có thời gian áp dụng phun linh động hơn, tùy tình trạng thực tế của ruộng lúa bà con có thể chọn phun trong khoảng: 4-6 ngày sau sạ; 7-9 ngày sau sạ hoặc 10-12 ngày sau sạ. Thuốc giúp diệt trừ cỏ thời kỳ hậu nảy mầm sớm mà ít ảnh hưởng đến sinh trưởng của lúa. Cantanil 550EC giúp diệt hiệu quả các loại cỏ: cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ cháo, cỏ chác lác, cỏ lác rận, rau mác bao, cỏ xà bông và chuyên dùng để lau cỏ sót.

Lưu ý: Trong trường hợp ruộng không chủ động được nước hoặc những ruộng đã phun thuốc một lần nhưng do kỹ thuật phun không đều khiến cỏ còn sót lại nhiều thì việc phun thuốc cỏ ở giai đoạn hậu nảy mầm muộn là rất cần thiết. Cụ thể trong khoảng từ 12-20 ngày sau sạ; sau khi phun 5 ngày phải đưa nước vào ở mức xâm xấp mặt ruộng.

  1. Bổ sung nước sau khi phun thuốc trừ cỏ

Dù là thuốc tiền hoặc hậu nảy mầm thì sau khi phun đều phải đưa nước vào ruộng. Nếu ruộng bị khô, đất nứt kẽ, các hạt cỏ bên dưới mặt đất sẽ có nhiều cơ hội để mọc lên đợt cỏ thứ hai. Hơn nữa, việc đưa và giữ nước thường xuyên trong ruộng sau khi phun thuốc còn giúp tăng hiệu lực của các loại thuốc trừ cỏ.

  1. Cách sử dụng thuốc trừ cỏ hiệu quả

Trước khi phun thuốc diệt cỏ, nên pha phân bón lá hoặc phân đạm bón xuống ruộng để cây cỏ hấp thu chất đạm xanh hơn rồi mới phun thuốc cỏ thì hiệu quả diệt cỏ sẽ triệt để hơn. Hoặc bà con cũng có thể pha thuốc cỏ cộng thêm 10-15 gam phân đạm urê trong 8 lít nước để phun một lượt.

  1. Lúa mới sạ gặp mưa

Lúa vừa sạ được khoảng 5-7 ngày mà gặp mưa lớn thì bà con cần bí bờ lại 1 ngày 1 đêm để cho hạt giống không bị trôi hay bị giập. Nếu gặp mưa nhỏ thì phải xả thêm nước vào ruộng. Nguyên nhân do đất vùng đồng bằng còn phèn, khi mưa nhỏ phần nước trên gò tuôn về ruộng chủ yếu là nước phèn. Theo đó, phần nước ngập đọt lúa là nước phèn sẽ khiến cho đọt lúa như “bị luộc trong lửa”.

  1. Cách sử dụng thuốc diệt cỏ trong vụ hè – thu

Vụ hè thu, điều kiện thời tiết có phần bất lợi nhưng bà con nông dân vẫn có thể sử dụng tốt thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm. Bà con nên tận dụng hai con nước ròng cách nhau khoảng 15 ngày để làm đất, đồng thời kết hợp sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm để vừa diệt được cỏ, vừa diệt lúa cỏ.

  1. Xử lý cỏ dại khi sạ khô

Sạ khô thường áp dụng trong điều kiện khô hạn tức là sau khi cày ải, phơi; đất được bừa hoặc xới khô cho bong ra cỡ bằng nắm tay rồi đưa nước vào đủ ẩm để hạt giống nảy mầm.

Trên thực tế, khi sạ khô, nhiều bà con nông dân vẫn phun thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm, thậm chí phun đến 2-3 lần. Kết quả, cỏ vẫn đầy ruộng, thậm chí thuốc còn gây ngộ độc cho cây lúa. Vì vậy, nếu phải sạ khô do ruộng không đủ nước tưới thì sau khi sạ bà con không nên phun thuốc diệt mầm sớm. Nhất thiết phải chờ khi có nguồn nước đưa vào ruộng rồi mới chọn các loại thuốc hậu nảy mầm để phun thì sẽ có hiệu quả tốt hơn.

Tin tức & Sự kiện

error: Content is protected !!