NNHN 2017, tập 15: Từ màu lá, hóa lượng phân
Thứ Năm, 03/08/2017
Trong giai đoạn lúa đón đòng, bà con nên thường xuyên thăm đồng, quan sát màu lá lúa để xác định lượng và loại phân cần bổ sung… Nếu thấy lá có màu xanh đậm thì không cần bón thêm phân đạm; nếu lá xanh vàng, có thể bón khoảng 2,5kg urê/công 1.000m2; nếu lá lúa có màu vàng xanh thì nên bón 5kg urê/công…
Đối với phân kali, bà con cần quan sát chóp lá và bìa lá của những lá già để bón. Nếu chóp lá và bìa lá không bị cháy khô thì bón từ 3 – 5kg phân kali/công. Nếu chóp lá và bìa lá bị cháy khô, nên bón từ 6 – 8kg phân kali/công.
Lưu ý: Quan trọng nhất là bà con cần quan sát ruộng mình để có sự linh động về loại phân, gia giảm về lượng phân cho phù hợp bởi không có một công thức cố định cho tất cả các mảnh ruộng.
BBT Website ADC
Tin cùng chuyên mục
Bí quyết giúp hạn chế cỏ dại đầu vụ
NNHN 2017, Tập 151: Bí quyết giúp hạn chế cỏ dại đầu vụ Thứ Năm, 23/11/2017 Biện pháp làm đất kỹ vẫn là giải pháp đầu tiên hạn chế cỏ dại ngay từ đầu vụ ở bất kỳ mùa vụ nào. Những ruộng có cày ải, phơi đất cho thấy cây mạ phát triển tốt; hạt cỏ được chôn vùi xuống lớp...
Nhận diện các nhóm cỏ gây hại cho lúa
NNHN 2017, Tập 162: Nhận diện các nhóm cỏ gây hại cho lúa Thứ Năm, 23/11/2017 Có 3 nhóm cỏ chính gây hại cho lúa. Nhóm 1 là cỏ lá hẹp, tương ứng như tên gọi, nhóm cỏ này có lá hẹp dài, gân lá song song, thân tròn, thường rỗng, lá thường đứng và mọc thành hai hàng dọc...
NNHN 2018, Tập 02: Ruộng lúa, bờ hoa – ruộng đẹp lúa khỏe, tiết kiệm chi phí
NNHN 2018, Tập 02: Ruộng lúa, bờ hoa – ruộng đẹp lúa khỏe, tiết kiệm chi phí Thứ Sáu, 09/03/2018 Trồng hoa trên bờ ruộng không những giúp ruộng lúa thêm đẹp mà quan trọng hơn là để bảo vệ được thiên địch, đặc biệt trong giai đoạn lúa nhỏ, sức đề kháng còn yếu. Thiên...