Niềm vui vụ mới – Đồng lúa sinh học đón thiên địch
Vụ lúa mới lại bắt đầu, những cánh đồng xanh tại Đồng Tháp vươn mình trải dài, không khí buổi sớm cũng trong lành, mát mẻ hơn. Nhìn những bụi lúa non vươn lên mạnh mẽ, người nông dân cũng thấy thầm vui, nhưng niềm vui của họ còn lớn hơn nữa khi những con thiên địch đang kéo nhau đến trú ngụ đầy trên ruộng.

Chuồn chuồn trong sương sớm tại đồng lúa Đồng Tháp
Chuyện tưởng nhỏ vậy mà là tín hiệu rất tốt. Những ruộng lúa canh tác theo hướng sinh học – giờ đây đã trở thành “ngôi nhà an toàn” cho thiên địch sinh sống và phát triển.

“Ổ” Nhện trên lá lúa
Từ những sự sống giản đơn ngoài thiên nhiên, có thể thấy rõ đây là kết quả từ định hướng canh tác không hóa chất, không thuốc trừ sâu hóa học mà ADC đã đồng hành cùng nông dân triển khai trong suốt nhiều năm tháng qua.

Bọ rùa non đang trong quá trình trưởng thành trên đồng lúa tại Mỹ Thành Nam, tỉnh Đồng Tháp
Và cũng chính sự hiện diện ngày càng rõ nét ấy của thiên địch cho thấy chất lượng đất, nước và không khí tại vùng canh tác đang được cải thiện rõ rệt, tạo nền tảng vững chắc cho mô hình nông nghiệp bền vững. Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng mà ADC theo đuổi trong chiến lược phát triển hệ sinh thái sản xuất lúa gạo không hóa chất – phục vụ cho thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu cao cấp.

Đất nước sạch đã thành nơi trú ngụ cho chuồn chuồn
Sự phát triển ổn định của thiên địch trên đồng ruộng ADC không chỉ là một thành quả kỹ thuật, mà còn là chỉ báo tích cực cho tiềm năng nhân rộng mô hình, nâng cao giá trị thương hiệu lúa gạo Việt Nam. Đây cũng là cơ sở để ADC tiếp tục mở rộng hợp tác với các nhà đầu tư, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế đang tìm kiếm giải pháp nông nghiệp bền vững, có trách nhiệm với môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Mùa vụ mới mở ra không chỉ với cây lúa non, mà còn là mùa của hy vọng – hy vọng có thêm nhiều vụ mùa xanh, sạch, khỏe mạnh, và có giá trị thật sự cho người trồng lẫn người sử dụng.
Thiên địch là gì?
Trong mô hình canh tác sinh học, thiên địch đóng vai trò quan trọng giúp duy trì sự cân bằng sinh thái đồng ruộng, hạn chế tối đa nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, từ đó góp phần bảo vệ môi trường, tăng độ an toàn sinh học và giá trị nông sản đầu ra |
TIN TỨC MỚI